Những đôi tay gìn giữ hoa văn thổ cẩm của đồng bào dân tộc huyện Kỳ Sơn
Huyện miền núi Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An được biết đến với nghề truyền thống thêu, dệt trang trí hoa văn thổ cẩm của dân tộc Thái, Mông và đan lát của dân tộc Khơ Mú. Phụ nữ nơi đây được đánh giá rất cao bởi tay nghề truyền thống dệt vải và thêu thùa. Từ nhỏ, các em bé gái được bà, mẹ hướng dẫn truyền nghề để có được tay nghề thuần thục. Đến tuổi cập kê các cô gái chăm chỉ thêu, dệt, may áo váy, chăn, gối và nhiều đồ dùng khác từ thổ cẩm để biếu người thân và chuẩn bị cho đám cưới của mình.

Huyện miền núi Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An được biết đến với nghề truyền thống thêu, dệt trang trí hoa văn thổ cẩm của dân tộc Thái, Mông và đan lát của dân tộc Khơ Mú. Phụ nữ nơi đây được đánh giá rất cao bởi tay nghề truyền thống dệt vải và thêu thùa. Từ nhỏ, các em bé gái được bà, mẹ hướng dẫn truyền nghề để có được tay nghề thuần thục. Đến tuổi cập kê các cô gái chăm chỉ thêu, dệt, may áo váy, chăn, gối và nhiều đồ dùng khác từ thổ cẩm để biếu người thân và chuẩn bị cho đám cưới của mình.

Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của các dân tộc nơi đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên như bông, đay, tơ tằm... Quá trình nhuộm màu sợi vải vất vả, cầu kỳ với việc tìm nguyên liệu tạo màu tự nhiên để ra được các sợi màu xanh, đỏ, tím, vàng sặc sỡ. Sau khi nhuộm còn phải phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên để lên màu đẹp rồi mới đưa vào dệt. Ngày nay, nhiều công đoạn đã được thay thế bởi máy móc, nhưng nhiều gia đình vẫn chú trọng đến việc tìm sợi bông tự nhiên, tuân thủ phương pháp sản xuất bằng tay từ kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải.

Anh-tin-bai

Những hoa văn truyền thống rực rỡ được lấy cảm hứng từ hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống thường nhật qua đôi tay khéo léo và tinh tế thêu dệt tạo thành các mẫu hoa văn vô cùng đặc sắc như hình mặt trời, con gà, hình hạt dưa, hạt gấc, quả trám, con dê, con chim, con voi, con hươu, người đội mũ cưỡi voi, bông hoa, cây lá, đồi núi và rất nhiều họa tiết độc đáo mô phỏng từ đời sống. Dù cuộc sống hiện đại đã thay đổi, nhưng nhiều phụ nữ ở Kỳ Sơn đã và đang duy trì và phát huy nghề truyền thống, hàng ngày vẫn cần cù tỉ mẩn làm nên nhưng bức tranh hoa văn tuyệt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa và hồn cốt của dân tộc.

Tuy nghề dệt và thêu truyền thống ở Kỳ Sơn làm ra những sản phẩm độc đáo, nhưng  quy mô sản xuất còn đơn lẻ, chưa có sự kết nối trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ nên còn hạn chế trong phát huy tiềm năng. Bên cạnh đó, việc kiểm định kỹ thuật, mẫu mã chưa đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm chưa thường xuyên, khó khăn trong giao dịch với khách hàng… là những trở ngại của người sản xuất thổ cẩm.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đặt ra, Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh ra đời với tư cách pháp nhân đại diện xây dựng thương hiệu, giải quyết những khó khăn về nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô, xây dựng hệ thống bán hàng, marketing và quản lý chất lượng sản phẩm, đào tạo nghề thêu dệt thổ cẩm cho người lao động ở Kỳ Sơn.

Thực hiện dự án Phát triển chuỗi giá trị thổ cẩm truyền thống gắn với giải quyết việc làm để giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên cho phụ nữ dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An với sự hỗ trợ từ cấp ủy, chính quyền địa phương và Viện nghiên cứu truyền thông và phát triển (RED) qua gói hỗ trợ Win –Win for Viet Nam. Hợp tác xã đã tổ chức sản xuất được những sản phẩm thổ cẩm mang tính ứng dụng cao như: Khăn quàng, túi, ví, tranh thêu, gối, khăn trải bàn, vải, trang phục may từ thổ cẩm … để cung cấp cho các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng thiết kế thời trang và những người yêu thích sản phẩm thổ cẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. Để khẳng định sự phát triển mạnh về nghề dệt thổ cẩm trong thời gian tới, Hợp Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ Hoa Ban Xanh đã đưa ra một số giải pháp để phát triển nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn: gồm  mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đầu tư thêm hệ thống khung dệt, đăng ký nhãn hiệu, mã vạch, xây dựng điểm kết nối tiêu thụ sản phẩm, hệ thống bán hàng và phát triển dịch vụ nhận đặt hàng theo yêu cầu, như: thêu, dệt các dòng chữ lên sản phẩm phục vụ các sự kiện lớn làm quà lưu niệm; phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo nghề, cung ứng các loại sợi và dụng cụ để dệt thổ cẩm, thêu ren, nhằm giải quyết nhu cầu về lựa chọn nguyên liệu và mua nguyên liệu đầu vào của người sản xuất./.

Chế Vinh - Phòng Hỗ trợ và Tư Vấn
image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com