Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nghệ An đến năm 2030
Xác định phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh là một trong những
yêu cầu mũi nhọn, trong những năm qua, dưới sự dẫn dắt của các cấp, tỉnh Nghệ
An đã từng bước hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách; cải thiện mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế. Tỉnh đã phát triển toàn diện nguồn nhân lực, tập trung giáo dục
và đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng
với khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát huy giá trị văn hóa, con
người xứ Nghệ. Tuy nhiên, với mục tiêu “cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”, hướng
đến trở thành tỉnh khá của cả nước, là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ, điều
đó yêu cầu tỉnh Nghệ An phải nỗ lực hết mình hơn nữa để chớp lấy thời cơ. Tuy
có nhiều lợi thế để phát triển, thế nhưng, sự phát triển nguồn nhân lực trên địa
bàn tỉnh Nghệ An lại chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu phát triển KT-XH
hiện nay. Theo số liệu từ báo cáo kinh tế xã hội hằng năm của tỉnh cho thấy, đến
năm 2023 tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp của tỉnh mới đạt 77,54%, thấp hơn nhiều
so với mức bình quân cả nước (85,15%) và so với tỷ trọng tiêu chuẩn của các nền
kinh tế công nghiệp hóa. Cơ cấu nội ngành kinh tế còn dựa vào một số động lực
tăng trưởng không bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Công nghiệp và dịch
vụ phát triển chưa bền vững và đột phá vào các ngành có giá trị gia tăng cao.
Tính đến năm 2023, dân số của Nghệ An là
3.441.971 người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 47,25%, tạo
cơ hội cho Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quy mô lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An đến năm 2023 là 1.626.404 người, đứng
thứ 2/14 tỉnh trong vùng duyên hải Miền Trung; tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2021-2023 đạt 0,82%/năm. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 06 trường đại học,
10 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp, 22 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 18
cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phần lớn lao động vẫn tập
trung ở khu vực nông thôn, lao động tại khu vực thành thị thấp (15,58%) và tăng
rất chậm trong giai đoạn 2021-2023. Như vậy phần lớn lao động của tỉnh Nghệ An
vẫn đang tập trung tại khu vực có năng suất lao động thấp, thiếu về cơ sở đào tạo,
thiếu việc làm dẫn đến những khó khăn cho phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
nói chung.
(Ảnh minh họa)
Cần có giải pháp phát triển nguồn nhân
lực để đáp ứng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Nghệ An đến năm
2030.
1. Phát triển
nguồn nhân lực về mặt số lượng:
- Đầu tư phát
triển kinh tế để thu hút lao động.
- Phát triển đa dạng
các thành phần kinh tế.
- Lựa chọn ngành
mũi nhọn của địa phương để ưu tiền đầu tư.
- Chính sách việc
làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội cho người lao động.
- Chính sách đãi
ngộ và thu hút nhân tài.
2. Phát triển
nguồn nhân lực về mặt chất lượng:
- Đào tạo, bồi
dưỡng và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
- Bồi dưỡng và
phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nhân lực.
- Đổi mới chương
trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học
cần đạt được.
- Phát triển
công tác đào tạo nghề cho người lao động./.