Nguyên tắc để đảm bảo an toàn lao động cho người sử dụng, vận hành và sửa chữa trong ngành Cơ khí

Theo số liệu của Cục công nghiệp (Bộ Công Thương) tháng 12 năm 2022 có khoảng 30.000 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động, doanh thu toàn ngành đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng và tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động. Ngành cơ khí trong nước đã từng bước làm chủ và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và kinh tế khác phát triển

 Với sự phát triển ngày càng mạnh ngành cơ khí, máy móc ngày càng hiện đại tinh vi. Tuy nhiên những người lao động trong ngành cơ khí thường rất dễ xảy ra tai nạn lao động nếu như không nắm và tuân thủ các quy định về an toàn trong sản xuất.

Anh-tin-bai

 

Những nguyên nhân tai nạn thường hay gặp phải trong ngành cơ khí

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến những sự việc tai nạn trong ngành gia công cơ khí. Tuy nhiên, chủ yếu thì các tai nạn này lại hầu hết từ các nguyên nhân cơ bản sau:

Thiết bị bảo hộ và che chắn không đảm bảo đủ khả năng an toàn.

Trong quá trình làm việc thì người lao động thiếu những thiết bị bảo hộ hoặc thiết bị bảo hộ hỏng, dẫn đến hoạt động không được thoải mái, nên làm việc không hiệu quả.

Bộ phân điều khiển thiết bị và máy móc bị hỏng mà không hay biết. Do lâu ngày không sử dụng hoặc để ở những nơi có độ ẩm cao dẫn đến bị hỏng và dẫn ra những tai nạn nghề nghiệp.

Vi phạm nội quy an toàn của xưởng sản xuất, các tiêu chuẩn, quy định về an toàn trong quá trình làm việc.

Điều kiện môi trường làm việc không tốt, gặp phải các trường hợp như thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Đơn vị làm việc có diện tích chật hẹp, nên thiết bị và các loại dụng cụ để bừa bộn, không gọn gàng, ngăn nắp, đường đi lại chật hẹp nên dễ xảy ra tai nạn lao động.

Thiết bị và máy móc không đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, cũng như tiêu chuẩn về an toàn khi vận hành.

Vị trí lắp đặt thiết bị và máy móc không đảm bảo được các yếu tố vệ sinh cần thiết cho môi trường lao động.

Bởi thông thường trong ngành gia công cơ khí thì các tai nạn gặp phải thường là bị điện giật, vấp ngã, va đạp, đâm thủng, quần áo và tóc bị quấn vào máy, bỏng phôi, phôi bắn vào mắt, bị thương tay chân,... và thậm chí một vài trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy các bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về nguyên tác để đảm bảo an toàn lao động để có thể tránh các tai nạn lao động khi làm việc trong ngành cơ khí.

Nguyên tắc chung đảm bảo an toàn lao động ngành cơ khí

+ Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động quy định hiện hành từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong lý lịch máy của nhà chế tạo;

+ Xác định cụ thể vùng nguy hiểm và các nguy cơ gây ra tai nạn lao động trong quá trình sử dụng máy, thiết bị;

+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn thích hợp;

+ Tổ chức mặt bằng nhà xưởng phải phù hợp với điều kiện an toàn:

-  Chọn vị trí và địa điểm phù hợp;

-  Bố trí hợp lý nhà xưởng, kho tàng và đường vận chuyển đảm bảo hợp lý và thuận tiện;

- Lắp đặt thiết bị trong xưởng đảm bảo các điều kiện an toàn;

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng đối với máy, thiết bị

-  Ngoài người phụ trách ra không ai được khởi động điều khiển máy;

 - Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an toàn và vị trí đứng;

- Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi không có người điều khiển;

- Cần tắt công tác nguồn khi bị mất điện;

- Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho khi máy dừng hẳn, không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;

-  Khi vận hành máy phải mặc trang bị phương tiện bải vệ cá nhân phù hợp (không mặc quần áo dài quá, không cuốn khăn quàng cổ, đi găng tay v.v…);

-  Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;

- Trên máy hỏng cần treo biển ghi "Máy hỏng".

Quy tắc làm cho máy an toàn hơn, năng suất hơn

- Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn;

- Các bộ phận chuyển động được che chắn đầy đủ;

- Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển;

- Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy gây ra;

- Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy: bộ phận che chắn cần phải:

+ Cố định chắc vào máy;

+ Che chắn được phần chuyển động của máy;

+ Không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân;

+ Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy;

+ Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên;

+ Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp;

+ Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đẩy đủ;

+ Đảm bảo hệ thống điện an toàn;

+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy./.

Chúc các bạn an toàn trở về gia đình sau mỗi ngày làm việc!

Phùng Mạnh Hùng – Phòng Hỗ trợ và Tư vấn
image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com