KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI, TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU CÁC SẢN PHẨM OCOP, SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU VÀO CÁC ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM TẠI NGHÊ AN NĂM 2020
Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và Đông - Tây, Nghệ An hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thuỷ nội địa; là cầu nối hai miền Bắc - Nam . Với diện tích tự nhiên trên 16.500 km2 - lớn nhất cả nước, dân số 3,317 triệu. Kinh tế - xã hội Nghệ An từng bước phát triển, năng lực sản xuất không ngừng được nâng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện.

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và Đông - Tây, Nghệ An hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường thuỷ nội địa; là cầu nối hai miền Bắc - Nam . Với diện tích tự nhiên trên 16.500 km2 - lớn nhất cả nước, dân số 3,317 triệu. Kinh tế - xã hội Nghệ An từng bước phát triển, năng lực sản xuất không ngừng được nâng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện.

 Nghệ An hiện có  có 164 làng nghề, trên 730 HTX và hơn 13.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang hoạt động với nhiều sản phẩm đa dạng (số liệu đến 30/8/2020). Những năm qua tỉnh đã quan tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. chất lượng, mẫu mã sản phẩm được nâng cao đáp ứng các yêu cầu của các nhà phân phối chuyên nghiệp, nhiều sản phẩm đã có mặt tại các siêu thị, trung tâm bán buôn lơn trên cả nước.

Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm tại Nghệ An tháng 11/2020

 

Hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ có nhiều siêu thị lớn, hệ thống chợ cấp huyện và xã đã được xây dựng khang trang. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện Có 405 chợ truyền thống, 17 trung tâm thương mại, 95 siêu thị hiện đang hoạt động.

Qua nhiều năm triển khai thực hiện chương trình sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện nay tỉnh ta đã có kết quả nhất định:

- Chương trình  SPCNNTTB của tỉnh Nghệ An được triển khai thực hiện 2 năm một lần, từ năm 2012 đến nay đã tổ chức 5 kỳ bình chọn.

Năm 2012: Có 22 được công nhận cấp huyện; 9 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh; 3 sản phẩm được công nhận cấp khu vực phía Bắc; 01 sản phẩm được công nhận cấp Quốc gia

Năm 2014: Có 36 được công nhận cấp huyện; 11 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh; 2 sản phẩm được công nhận cấp khu vực phía Bắc; 02 sản phẩm được công nhận cấp Quốc gia

Năm 2016: Có 32 được công nhận cấp huyện; 13 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh; 2 sản phẩm được công nhận cấp khu vực phía Bắc; 01 sản phẩm được công nhận cấp Quốc gia

Năm 2018: Có 31 được công nhận cấp huyện; 14 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh; 6 sản phẩm được công nhận cấp khu vực phía Bắc; 04 sản phẩm được công nhận cấp Quốc gia

Năm 2020: Có 50 được công nhận cấp huyện; 24 sản phẩm được công nhận cấp tỉnh; 05 sản phẩm được công nhận cấp khu vực phía Bắc.

Các sản phẩm công nghiệp nông tôn tiêu biểu được các cấp công nhận đã phát huy hiệu quả trong việc tăng doanh thu và sản lượng được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, một số sản phẩm đã xuất khẩu như: Sản phẩm chế biến nông lâm thủy hải sản (Nước mắm, tương, dầu gội, tinh bột nghệ....); sản phẩm thủ công mỹ nghệ (Mây tre đan; dệt thổ cẩm, tranh thêu,,,); Sản phẩm máy móc thiết bị và khác (máy đúc gạch không nung; ngói màu không nung, các sản phẩm từ đá tự nhiêm...)

- Sản phẩm OCOP: Sau một năm triển khai  đến nay UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 303/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An năm 2019”; theo đó, có 15 sản phẩm đạt 4 sao, 33 sản phẩm đạt 3 sao: 15 sản phẩm được gắn 4 sao bao gồm: Nước mắm hạ thổ của Công ty Cổ phần Thủy sản Vạn Phần (Diễn Châu); Hương trầm Liên Đức của Công ty TNHH Hương trầm Liên Đức (Thanh Chương); Chè xanh Thanh Chương của HTX nông nghiệp và chế biến chè xanh Thanh Đức (Thanh Chương); Tương Sa Nam (Nam Đàn); Dệt thổ cẩm (khăn, váy, khăn trải bàn) của HTX làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến (Quỳ Châu); Trà túi lọc cà gai leo, Trà túi lọc dây thìa canh, Trà túi lọc giảo cổ lam của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát (Con Cuông); Trà linh chi ATC, Nấm linh chi ATC của Công ty Đầu tư và sản xuất ATC (thành phố Vinh); Rượu mú từn của Công ty TNHH Một thành viên Long Lưu (thành phố Vinh); Rượu đông trùng hạ thảo, Tảo xoắn spirulina michio, Đậu tương lên men Nattokizana của Công ty Cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma (Quỳnh Lưu); Chả cá trích của Công ty Cổ phần Biển Quỳnh (thị xã Hoàng Mai). 33 sản phẩm được gắn 3 sao là các sản phẩm tiêu biểu có tiềm năng lợi thế phát triển ở các địa phương trên địa bản của các huyện.

Kết quả hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm

Căn cứ Nghị định 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công,  Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 53/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 về việc ban hành Quy định quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công trên địa bàn tỉnh,  Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 định hướng đến năm 2030,

Triển khai thực hiện chương trình được Bộ Công Thương giao (Quyết định số 1404/QĐ-BCT ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt thực hiện đề án, nhiệm vụ), năm 2020 Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nghệ An đã triển khai thực hiện các hoạt động kết nối giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền, sản phẩm có tiềm năng lợi thế của tỉnh và sản phẩm OCOP  của tỉnh Nghệ An đến các tỉnh bạn và  các tỉnh bạn  vào tỉnh Nghệ An với các nội dung sau:

(1) Hoạt động kết nối, tuyên truyền tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

- Tháng 10/2019 Sở Công Thương Nghệ An đã xây dựng gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Đến nay gian hàng đã đi vào hoạt động được 01 năm, thu hút khách hàng Thành phố Vinh tham gia mua sắm; đón nhiều đoàn học tập kinh nghiệm của các tỉnh tham quan mua sắm và ký kết tiêu thụ sản phẩm tại gian hàng. Bước đầu gian hàng đã mang lại hiệu quả đưa sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm trong và ngoài tỉnh đến với người tiêu dùng với giá cả được niêm yết.

- Tổ chức ba đoàn công tác cho các doanh nghiệp, HTX tham gia đi làm việc với các tỉnh học tập kinh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh, xây dựng thương hiệu, cách tiếp cận thị trương và ký kết các văn bản kết nối tiêu thụ sản phẩm: (1) Đoàn đi các tỉnh Hoa Bình, Sơn La, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên; (2) Đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa; (3) Đi các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Các đoàn công tác đã có tác dụng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, HTX và Làng nghề về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Ký kết được nhiều van bản cam kết giới thiệu tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB, đặc sản vùng miền của các tỉnh vào tỉnh Nghệ An và các sản phẩm của tỉnh Nghệ An đến các tỉnh bạn

- Tháng 11 năm 2020 tại Thành phố Vinh tổ chức Hội nghị kết nối giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền, sản pẩm tiềm năng lợi thế và sản phẩm OCOP và tổ chức 12 gian hàng bên lề hội nghị có nhiều doanh nghiệp, HTX, làng nghề trong tỉnh và các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình tham gia và các đơn vị trong tỉnh tham gia.


Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị kết nối

 

Hoạt động kết nối bước đầu đã thu hút nhiều chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cá nhân tham gia, qua đó giúp các địa phương tìm kiếm, phát triển được nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng, có thế mạnh. Nếu như trước đây, các sản phẩm địa phương hầu như chỉ dừng lại ở sự “nổi tiếng” trong phạm vi hẹp và chỉ tiêu thụ ở tại địa phương và khu vực thì hiện nay, nhiều sản phẩm sau khi được xếp hạng là sản phẩm OCOP và sản phẩm CNNTTB đã dần vươn ra thị trường lớn hơn, mang lại giá trị gia tăng cao. Việc kết nối tiêu thụ  bước đầu đã mang lại lợi ích cho cộng động và được người tiêu dùng đánh giá cao; Nhiều sản phẩm của tỉnh Nghệ An đã có mặt trên thị trường các tỉnh và ngược lại

(2) Hoạt động Kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm

- Tổ chức thành công 04 Hội nghị kết nối cung - cầu hàng hóa tỉnh Nghệ An với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Đã có hơn 50 mặt hàng tham gia trưng bày tại các hội nghị, bao gồm: Cam Vinh, nước mắm Vạn Phần, tương Nam Đàn, hương trầm Quỳ Châu, trà dược liệu, gạo Vĩnh Hòa, tinh bột nghệ, sản phẩm rau, củ quả sạch, chè Nghệ An, chè Tuyết Shan, trà Hoa Vàng, mật ong Quế Phong, lạc sen, dầu lạc ép, nhút Thanh Chương, bánh đa Đô Lương, miến gạo, gạo lứt Nam Đàn, sữa TH, ổi và bưởi hồng Nghĩa Đàn… của hơn 40 đơn vị đến từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, làng nghề, trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức các Đoàn tham gia hội nghị giao thương, kết nối cung cầu tại các tỉnh, thanh phố gồm TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, Tây Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam.

- Thực hiện Kế hoạch hợp tác phát triển lĩnh vực công thương giữa Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Nghệ An, Sở Công Thương Nghệ An đã phối hợp tổ chức để các doanh nghiệp Lâm Đồng và Nghệ An gặp gỡ, giới thiệu và trưng bày sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của mỗi tỉnh, qua đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp và kêu gọi các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng đầu tư vào tỉnh Nghệ An.

- Tham mưu xây dựng và triển khai 02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức 04 điểm bán hàng Việt tại thành phố Vinh, huyện Con Cuông, huyện Quế Phong và tổ chức 18 chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi; xây dựng và đưa vào vận hành 01 Phòng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm CNNTTB và sản phẩm OCOP.

- Sở Công Thương đã phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổng hợp báo cáo các sản phẩm hàng hóa của địa phương có nhu cầu tìm kiếm, phát triển thị trường báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh để liên kết với các địa phương khác và tham gia giới thiệu vào siêu thị AEON Nhật Bản, và tiến tới xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

- Làm việc và giới thiệu các sản phẩm của địa phương với các doanh nghiệp có hệ thống phân phối như hệ thống siêu thị Fivimart, Vinmart, siêu thị Big C Thăng Long, Intimex...


Khách hàng tại TP Vinh tham quan và mua sắm tại các gian hàng

 

Tuy nhiên, Sau hơn 1 năm triển khai các hoạt động kết nối và tổ chức gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, còn có những hạn chế sau:

- Các sản phẩm OCOP và sản phẩm CNNTTB của tỉnh chưa thể vươn xa, tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường lớn là vấn đề liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là việc đưa vào hệ thống kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, các cửa hàng bán lẻ lớn trong và ngoài tỉnh còn còn hạn chế, việc đánh giá, gắn sao cho sản phẩm mới chỉ bước đầu, khâu quan trọng là xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm, đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối, bán lẻ, có như vậy chuỗi giá trị mới thực sự tồn tại và phát triển. Mong muốn của các  doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh là sản phẩm của họ được kết nối, tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị trong và ngoại tỉnh; được các trường học, nhà hàng, khách sạn chọn lựa làm thực phẩm.

- Giá cả sản phẩm còn cao so với mặt bằng thị trường nông thôn, do để được công nhận sản phẩm phải được đăng ký mà vạch, xuất xứ hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; quy trình SX phải quy chuẩn đảng bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chất lượng hàng hóa phải nổi trội mang tính đặc trưng bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng; bao bì đóng gói đúng quy cách, tâm lý tiêu  dùng của người dân do còn khó khăn về thu nhập nên chưa có khả năng chi trả sản phẩm có chất lượng cao hơn.

- Hầu hết các doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ kinh doanh sản xuất sản phẩm khả năng về vốn và quy mô sản xuất còn han chế; việc đầu tư cho bao bì nhãn mác và công tác xúc tiến thương mại chưa tương xứng (kinh phí tham gia các hội chợ, kết nối cung cầu với người tiêu dùng thông qua các siêu thị, đầu tư các điểm bán sản phẩm còn ít, việc quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh truyền hình, báo và tập chí hầu như chưa nhiều) trong lúc cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có nhiều nguồn lực để giúp các cơ sở sản xuất.

Để sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB, đặc sản vùng miền và sản phẩm tiềm năng lợi thế ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh quan tâm và tiến tới xuất khẩu, cần có các giải pháp đồng bộ sau:

          - Đẩy mạnh công tác truyền thông, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề.

          - Công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, kích cầu tiêu dùng, lồng ghép vào Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm thương mại; các Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm  quy mô vùng và quốc gia; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; chương trình đưa hàng Việt vào hệ thống phân phối nước ngoài; Tạo ra các không gian, môi trường thuận lợi kết nối người sản xuất, người phân phối và người tiêu dùng, thông qua các hoạt động tổ chức các đoàn đi kết nối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh và các tỉnh bạn trong cẩ nước...

          - UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở NN và PTNT, và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; Cần có chính sách hỗ trợ mãnh mẽ để duy trì và phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các cơ sở sản xuất, trung tâm huyện lỵ và các điểm du lịch theo bộ tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương. Việc chuẩn hóa theo các tiêu chí của Quyết định 920 giúp cho các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm trở thành điểm nhấn văn minh lịch sự; Đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thông qua sàn giao dịch điện tử của tỉnh.

- Cùng với Chương trình OCOP, chương trình sản phẩm CNNTTB, ngành Công Thương triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” góp phần phát triển thị trường trong nước, tổ chức hiệu quả hệ thống phân phối, thiết lập các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt, tạo liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất đến người tiêu dùng.

          - Hỗ trợ các doanh nghiệp về khoa học kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiêt bị tiên tiến để sản xuất sản phẩm theo hướng an toàn, tiện dụng, mẫu mã, bao bì, tem nhãn để bảo đảm đủ điều kiện cho sản phẩm vào siêu thị theo yêu cầu của nhà phân phối. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất cũng phải thay đổi tư duy, phương thức sản xuất hàng hóa; mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, bao bì nhãn mác; nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vê sinh môi trường....để đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu nhất để hàng hóa vào được các siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

          - Ban hành chính sách hố trợ, chú trọng các nội dung: Xây dựng và duy trì hoạt động của các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh, cấp huyện và các địa điểm du lịch,  hình thành hệ thống cung ứng các sản phẩm OCOP trên địa bàn cả tỉnh và liên kết với các tỉnh khác;  Xây dựng thương hiệu in tem truy xuất nguồn gốc kết hợp logo, thiết kế nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu; Thiết kế sản xuất bao bì nhãn mác phù hợp, khoa học, thân thiện môi trường...

Hoàng Diện

TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG

VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN

image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com