Nghệ An: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP

Nghệ An hiện có 780 hợp tác xã, trong đó, có khoảng 46% HTX hoạt động hiệu quả, có nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, có tem, nhãn mác, mã vạch hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 48 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao, 4 sao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chưa thực sự vào được các thị trường lớn và ổn định, nhất là các sản phẩm OCOP.

Nghệ An hiện có 780 hợp tác xã, trong đó, có khoảng 46% HTX hoạt động hiệu quả, có nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, có tem, nhãn mác, mã vạch hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn. Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 48 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao, 4 sao. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nông sản Nghệ An vẫn chưa thực sự vào được các thị trường lớn và ổn định, nhất là các sản phẩm OCOP.

  Để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, nhiều hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa được tỉnh, các sở, ngành địa phương triển khai. Tháng 11/2020, Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An và một số doanh nghiệp sác tỉnh tham gia: Thanh hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình… tổ chức, nhằm kết nối hệ thống kênh siêu thị Nghệ An như MM Mega Maket, Big C, Vinmat+, Maximark… và các đơn vị kinh doanh, tiêu thụ với các cơ sở sản xuất, chế biến. Đây là một trong những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại  giúp các cơ sở sản xuất có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu, tiêu chuẩn cần có cũng như trình tự, thủ tục để liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các sơ sở, doanh nghiệp với nhau.

Nông sản Nghệ An đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm tốt; sản phẩm của các tập đoàn lớn sản xuất, chế biến tại Nghệ An như Sữa TH, Vinamilk, Masan... xây dựng được thương hiệu, uy tín với người tiêu dùng trong nước và quốc tế đã tác động tích cực tới các sản phẩm khác. Gần đây nhiều sản phẩm OCOP tạo dựng được uy tín. Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường ngoại tỉnh cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh đang được quan tâm. Các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm đảm bảo chất lượng, ATTP nếu có nhu cầu giới thiệu quảng bá sản phẩm đều được hỗ trợ. Đến nay, một số sản phẩm như giò bê, cam, chè trà, trà dược liệu, tương Nam Đàn, nước mắm, sản phẩm thủy sản khô... đã được giới thiệu tiêu thụ rộng rãi, được các doanh nghiệp lớn như BigC, Vingroup, winmart… tiếp nhận bán trên toàn hệ thống…

Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu kết nối và tiêu thụ sản phẩm, nông sản Nghệ An vẫn chưa thực sự vào được các siêu thị lớn, có nguồn tiêu thụ ổn định và giá trị cao. Bên cạnh những lý do khách quan, thì ngay tự thân quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Không chỉ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mảng chế biến, đặc biệt là chế biến sâu còn ít; mà mẫu mã, bao bì sản xuất cũng chưa đổi mới, công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế. Để có thể vào hệ thống siêu thị, nông sản phải đảm bảo chất lượng, sản lượng và các giấy tờ cần thiết theo quy định của Nhà nước, thế nhưng, các cơ sở sản xuất nhỏ lại hầu như chưa chú trọng quảng bá sản phẩm, rất ít cơ sở sẵn sàng tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm để tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Đại đa số người dân vẫn sản xuất, chế biến sản phẩm mình có chứ chưa có thói quen sản xuất, chế biến theo tín hiệu thị trường, sản phẩm thị trường cần.

 

Để đưa được sản phẩm  O COP vào các thị trường ổn định, các siêu thị lớn, thì các cơ sở sản xuất phải đặt chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu, không được để khách hàng mất niềm tin vào sản phẩm. Các cơ quan chuyên môn tỉnh tiếp tục quan tâm, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để nắm bắt tình hình thị trường trong nước, quốc tế; kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho các địa phương, tổ chức, cá nhân tiêu thụ nông sản. Tổ chức tham gia hội chợ nông nghiệp quốc tế triển lãm sản phẩm nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội và các tỉnh, thành trọng điểm. Đồng thời, thành lập các đoàn xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường ngoại tỉnh và giới thiệu sản phẩm với các tập đoàn kinh doanh lớn. Chú trọng công tác quảng bá sản phẩm; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn VSTP, bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tích cực tham gia các hội chợ thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm xuất xứ từ Nghệ An ra thị trường. Ngành Nông nghiệp cũng đề nghị tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để ngành thu hút đầu tư các trang thiết bị phục vụ giám sát chất lượng, ATTP cũng như bảo quản sản phẩm nông nghiệp; xây dựng trung tâm hội chợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm; cho chủ trương xây dựng trung tâm kết nối, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Các huyện, các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP cần tập trung xây dựng các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; lựa chọn các sản phẩm là lợi thế của địa phương, nhưng phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Chú trọng áp dụng VietGAP, GlobalGAP, HACCP... vào sản xuất; đầu tư bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi và thị hiếu người tiêu dùng hiện nay. Đặc biệt, cần phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản để được tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm./.

.

                                                                                               Chế Thị Oanh (Phòng HCTH)

image advertisement
image advertisement
image advertisement


 TRUNG TÂM TƯ VẤN HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG THƯƠNG

 Địa chỉ: Số 70, đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, tỉnh Nghệ An

 Điện thoại: (+84-38).3595594

 Email: hotrophattriencongthuongnghean@gmail.com